3. Tư duy (Brainstorming) - How to write an essay?

How to write an essay? Here is the steps to writing an essay!
Viết một bài luận như thế nào. Ở đây sẽ trình bày trình tự cụ thể các bước để viết một bài luận.

Bước 3: Tư duy
Tìm ra ý tưởng của bạn

Tư duy là nghệ thuật đào sâu suy nghĩ để tìm ra bản chất vấn đề, nội dung cốt lõi. Khi bạn đã nghiên cứu được một lượng nhất định các bài báo, bạn sẽ có một nền tảng kiến thức tương đối để có thể trình bày vào luận văn của mình. Nhiệm vụ của bạn giờ chỉ là dựa vào những ý tưởng của các học giả đó, tìm ra cốt lõi của vấn đề để trình bày về chủ đề đó. Nếu bạn chỉ nhắc lại những lời họ nói thì chưa đủ. Bạn cần làm nhiều hơn thế, cần đưa ra một suy nghĩ mới, hoặc trình bày rõ ràng hơn về bản chất của vấn đề, chứ không đơn thuần chỉ là chép lại những nghiên cứu của họ - mặc dù bạn sẽ dựa vào những ý tưởng của họ để trình bày quan điểm của mình.

Sử dụng nhiều phương pháp khác nhau
Có nhiều phương pháp tư duy khác nhau, và tùy từng vấn đề thì mỗi phương pháp sẽ đưa ra kết quả khác nhau. Mục đích chính là sử dụng những phương pháp này để tìm ra một ý tưởng của bạn, khác hẳn những điều đã được nghiên cứu. Dưới đây sẽ trình bày chín phương pháp cơ bản nhất.

Xác định vấn đề. Tìm hiểu xem vấn đề là gì. Nếu không xác định được, thì việc tư duy của bạn chẳng để làm gì. Hãy tự hỏi bản thân rằng vấn đề là gì, và tại sao nó đích thực là vấn đề. Đó là vấn đề cho ai? Từ lúc nào nó trở thành vấn đề? Cội nguồn của vấn đề là gì?

Tìm đọc nhiều tài liệu. Nếu các ý tưởng chưa liền mạch với nhau, có lẽ bạn nên tìm thêm tài liệu để nghiên cứu chủ đề đó. Tiếp tục trau dồi kiến thức về vấn đề đó. Đọc nhiều sẽ giúp bạn sớm tìm được định hướng cho việc nghiên cứu. Khi bạn đã có kiến thức về vấn đề đó, hãy tìm đọc thêm những công trình nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn về vấn đề đó trong sách tham khảo, giáo trình trên thư viện, hoặc các bài báo trên JSTOR.

Đặt câu hỏi. Đặt mười câu hỏi bất kỳ về vấn đề đó. Nội dung câu hỏi tùy bạn, nhưng hãy nhớ việc trả lời chúng sẽ có thể đưa ra những ý tưởng hữu ích. Một số câu hỏi sẽ không dẫn bạn đến đâu, nhưng một số khác có thể đưa ra những ý tưởng hình thành sườn cho bài viết của bạn.

Nghiên cứu trên các quan điểm khác nhau. Nhớ rằng bạn có quan điểm chủ quan của mình khi đánh giá mọi việc. Đó có thể là quan điểm chung của xã hội, tôn giáo, quan điểm về môi trường, dân tộc, văn hóa … khiến bạn không thể có cách nhìn khác về sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Hãy luôn tự hỏi rằng một người khác (ví dụ một nhà sư) sẽ suy nghĩ như thế nào về vấn đề này (ví dụ vấn đề ăn thịt chó, và bạn thì coi thịt chó là khoái khẩu!!!) Cần loại bỏ những thành kiến đó khi nghiên cứu.

Xác định các giả thiết. Giả thiết là điều mà người viết cho là đúng, mặc dù có thể nó chưa đúng. Vấn đề nào cũng có một số giả thiết đi kèm ( một cộng một chỉ bằng hai nếu đi kèm giả thiết là trong hệ thập phân). Các giả thiết này thường là một phần lý do tại sao mà vấn đề đó lại là một vấn đề gây tranh cãi. Hãy luôn tự đặt câu hỏi rằng điều gì đã được mặc định là đúng? Sẽ như thế nào nếu giả thiết đó không đúng?

Tìm kiếm bằng chứng. Mỗi lý luận đưa ra đều cần một vài dẫn chứng, có thể dưới dạng một nghiên cứu, một kết quả, nguyên nhân, giai thoại, hoặc trích dẫn lời của một người nào đó. Đầu tiên, cần tìm những luận điểm đó, sau đó tự hỏi là căn cứ vào điều gì để tin vào những luận điểm đó. Những dẫn chứng đó có sai lầm, thiếu sót gì không? Dẫn chứng đó có đủ độ tin cậy không? Bạn có nên tin không? Tại sao?

Viết ra ý tưởng của bạn. Viết thành lời những suy nghĩ sẽ giúp bạn thông suốt hơn về vấn đề mà bạn đang nghiên cứu. Những gì được viết ra có thể gợi ý những điều khác, nảy sinh thêm ý tưởng về chủ đề bạn nghiên cứu. Viết về vấn đề đó trên báo, blog hoặc thậm chí là chỉ trên một tờ giấy nháp. Rồi bạn sẽ thấy rằng viết là công cụ tuyệt vời để tư duy. Cây bút hoặc bàn phím có thể giúp bạn đi xa hơn so với việc chỉ ngồi yên lặng mà nghiền ngẫm trong đầu.

Nhìn xa hơn những điều hiển nhiên. Bạn cần có ý tưởng sâu sắc hơn về vấn đề, không phải là sự thật hiển nhiên, những điều có thể thấy rõ, hay tự suy luận ra được. Chúng ta thường có những cách nhìn rõ ràng về mọi vấn đề, nhưng nhiệm vụ của bạn là viết về vấn đề đó với một ý tưởng mới, súc tích và hấp dẫn. Có thể hiểu, việc của bạn là nói cho người đọc biết rằng: Đó không phải về vấn đề X. Thực chất, nó nói về vấn đề Y!

Mang theo sổ tay. Ngay cả khi làm việc khác, đầu óc bạn vẫn luôn có tư duy về vấn đề bạn đang nghiên cứu và nảy sinh ra ý tưởng. Bạn cần mang sổ tay để sẵn sàng ghi lại những ý tưởng đó. Làm việc này sẽ khiến đầu óc của bạn luôn vận động, đưa ra các ý tưởng mới có ích cho đề tài của bạn.

==================================
Kỳ sau:
Bước 4. Luận văn (Step 4 Thesis)
Mục lục (Content) – Steps to writing an essay
==================================

Step 3: Brainstorming

Find an original idea
Brainstorming is the art of thinking critically to discover original, hidden insights about a topic. Assuming you've done a fair amount of research, you should now have a solid base of concepts to play around with for an essay. The task is now to stand on the shoulders of the scholars you've read and find something original to say about the topic. It is not enough to regurgitate what they have said. You must go beyond them to propose an original idea. Your paper should expose some new idea or insight about the topic, not just be a collage of other scholars' thoughts and research -- although you will definitely rely upon these scholars as you move toward your point.

Use different techniques
Since the days of Aristotle, a variety of "invention techniques" or "heuristics" have been used for coming up with ideas. Depending on your topic, some invention techniques may work better than others. The overall goal when using any method is to discover unique ideas that take you and your reader beyond the obvious. The following wheel briefly describes nine of the most common methods for finding ideas. After reading the brief descriptions of each technique, download the Brainstorm Now file (a Word document), and begin brainstorming by answering the questions asked you.

Define the problem. Figure out what the problem is. Until you figure this out, your brainstorming won't have any direction or purpose. Ask yourself not only what the problem is, but why it is indeed a problem. A problem for whom? When did it first become a problem? What is the root of the problem?

Do more research. If the ideas don't yet flow, perhaps you need to do more research about the topic. Continue to educate yourself about the problem or issue. Reading up on it will soon give you the orientation needed to put you in the right direction. As you get more knowledgeable about the topic, seek out longer, more in-depth works, such as books in the library or articles on JSTOR.

Ask questions. Write down ten questions about the problem or issue. They can be any ten questions, just write them down (e.g., What caused X?, How is X defined? What can X be compared to?). Asking these questions will generate answers that may contain useful ideas. Some questions won't lead to fruitful answers, but the few that do may lead you to a major insight that could form the basis of your paper.

Examine biases. Recognize that you have some unconscious biases in the way you view the world around you. These biases could be social, economic, religious, environmental, ethnic, or cultural predispositions that prevent you from seeing the issue in another light. Ask yourself how a person from another walk of life (a Buddhist monk in Nepal, for example) might view the same problem. What about an elderly person, or a child? An American versus an Egyptian? Step outside yourself.

Identify assumptions. An assumption is any unstated assertion that one assumes to be true, but which may actually not be true. Every issue or problem has a few assumptions related to it. Usually these assumptions are part of the reason why the problem is a problem in the first place. Ask yourself what is being assumed in the topic or problem? What do people take for granted to be true? What if this assumption were false?

Explore the evidence. Any assertion you or others settle on requires a certain amount of evidence, be it in the form of studies, facts, reasoning, personal anecdotes, or authoritative quotations. First locate the assertion; then ask what evidence there is to believe it. Assess the strength of this evidence. What issues or flaws are associated with this evidence? How could it be stronger? Should you believe it? Why or why not?

Write in your Journal. Putting your thoughts into words allows you to think more clearly about the issue or problem you're exploring. The written word conjures up other words which in turn help spawn ideas about the topic. Write about the problem in your journal, in your blog, or even on scrap paper. After a while you will see that writing is a powerful tool for thinking. The pen or keyboard takes you beyond what you can accomplish in silent meditation.

Look beyond the obvious. Having an insight means to have an idea others don't already see or realize themselves. We almost always have some obvious observations about issues. Your job in writing an essay is to come up with something new, something original and exciting. Your job is to tell the reader: It's not about X. Instead, it is really about Y!

Carry a notecard. Even when you're not consciously thinking about the topic, your brain can be simmering away with the issue on a subconscious level. Keep a notecard with you to record insights as they sporadically surface. When you write down the insight, you teach your brain to produce more insights, and soon by the end of the day your notecard will be full.

No comments:

Post a Comment