Takoyaki: Món ăn đường phố giữa sự giao thoa lịch sử



Món ăn đường phố là sự giao thoa và pha trộn thú vị giữa lịch sử ẩm thực và nền văn hoá. Ở Nhật Bản, một đất nước có truyền thống tự hào về sự khác biệt trong ẩm thực cùng với những lễ nghi mang đậm tính xã hội, nơi mà việc ăn uống trước đông người bị coi là thô kệch, thì ẩm thực đường phố lại cho thấy những khía cạnh rất khác và thú vị của nền văn hoá Nhật Bản. 

Takoyaki là một trong những món ăn đường phố nổi tiếng của Nhật Bản. Được làm chủ yếu từ bột mỳ, takoyaki là những viên bột mỳ tròn được nướng lên thơm ngon và hấp dẫn với mùi bơ ngậy bên ngoài và bên trong mịn màng nóng sốt với những nguyên liệu tươi như bạch tuộc, vụn bánh mỳ, cải bắp, gừng muối, hành lá v.v…Những viên takoyaki thường được nướng cho đến khi có màu nâu vàng và được trải lên nước sốt đặc biệt có ngọt. Ngoài ra vụn cá ngừ khô (katsuo) hay mayonnaise cũng thường được thêm vào.
Takoyaki thường được phục vụ trên 1 chiếc khay giấy gồm 6 đến 10 viên mỗi khay. Khi thưởng thức takoyaki thực khách sẽ cần đến những chiếc tăm nhỏ xinh.






Lịch sử

Người sáng tạo ra món takoyaki được ghi nhận là Endo Tomekichi, vốn có một quầy bánh nhỏ ở Osaka  (vùng Kansai Nhật Bản) vào năm 1935. Takoyaki được cho là được lấy cảm hứng từ món akashiyaki, một dạng bánh bao làm từ bột trứng khi ăn được nhúng vào nước dashi (một loại nước dùng của Nhật). Trong thời gian buôn bán Endo cũng đồng thời nghiên cứu các món mới, và nhận thấy nếu cho bạch tuộc (vốn có rất nhiều ở Osaka) vào những viên bột mỳ và phủ sốt lên trên, chúng sẽ hấp dẫn hơn bội phần. Và như vậy sáng tạo của ông hiện đã trở nên phổ biến trên toàn nước Nhật và có thể được tìm thấy ở bất cứ ngóc ngách nào trên đất nước này.

Takoyaki ngày nay

Takoyaki được thưởng thức rộng rãi tại Nhật Bản, nhưng đặc biệt hơn là vào mùa hè tại các lễ hội. Các lễ hội ở Nhật, được biết đến với tên gọi Matsuri, thường được tổ chức vào những dịp nghỉ lễ truyền thống, ở bên ngoài các khu điện thờ, nơi mà những món ăn đường phố như takoyaki được bán rất nhiều cùng với đồ lưu niệm và trò chơi. Ở Osaka, nơi khởi nguồn của món ăn này, thậm chí còn có những mặt hàng mô phỏng hình dáng takoyaki từ móc điện thoại cho tới những chiếc USB. Tại đây cũng xây dựng một bảo tàng takoyaki tại Osaka Universal Studio nơi trưng bày những hình ảnh và phiên bản khác nhau của món này. Trong bảo tàng cũng có nhiều quầy takoyaki với các phiên bản của từng giai đoạn phát triển.


 

Tại Nhật Bản, tuy takoyaki được bán phổ biến ở nhiều cửa hàng trên đường phố nhưng cũng có rất nhiều gia đình tự chế biến takoyaki tại nhà. Takoyaki được nấu trên chiếc khay đặt lên bếp nóng hoặc trên chảo điện được thiết kế riêng để làm takoyaki. 



Chuẩn bị takoyaki

Bước đầu tiên trong khâu chế biến takoyaki là chuẩn bị bột takoyaki hoà tan với nước dùng. Nhân takoyaki nên được chuẩn bị từ trước. Miếng bạch tuộc, giăm bông, phô mai tôm thường được sử dụng. Những phân nhân này thường được cắt thành từng miếng nhỏ để đặt vừa vào takoyaki.
Chảo takoyaki gồm những lỗ nửa hình cầu và được làm nóng trước ở nhiệt độ cao. Đổ bột lần một lên toàn bộ chảo và lần lượt cho nhân vào hỗn hợp bột đó. Sau đó đổ bột lần hai để lấp đầy nhân và tạo hình cầu cho takoyaki. Lần lượt dùng xiên kim loại để lật viên takoyaki cho tới khi thành hình như quả bóng và các mặt đều nâu vàng. Cuối cùng, rải vụn rong biển, dăm cá ngừ và tưới nước sốt lên những viên takoyaki. Vậy là takoyaki đã sẵn sàng để được thưởng thức rồi!





Sáng tạo takoyaki

Takoyaki có thể không phải là một món ăn đường phố dễ dàng để chế biến, nhưng với việc sử dụng chảo takoyaki, bạn có thể thử tay nghề của mình để tạo ra những viên takoyaki hấp dẫn. Ở một số quốc gia có thể bạch tuộc không phải là nguyên liệu dễ tìm, bạn vẫn có thể sáng tạo với các thành phần khác. Ngay cả ở Nhật Bản ngày nay cũng có rất nhiều lựa chọn khác so với món nhân truyền thống là bạch tuộc. Tôm, thịt nguội và pho mát được sử dụng để thay thế. Một số nhà hàng thậm chí còn sử dụng chocolate để tạo ra một món tráng miệng theo kiểu takoyaki.

Xuất phát từ xu hướng sử dụng bột mì thay cho bột gạo, takoyaki đã trở thành món chơi phổ biến hàng đầu của Nhật Bản, cũng như lan rộng ở các quốc gia có cộng đồng người Nhật sinh sống. Ở Việt Nam món ăn này cũng có thể dễ dàng tìm thấy ở các nhà hàng Nhật. 
Hãy cùng xem thêm một vài hình ảnh về món ăn đường phố thú vị này nhé!


 Xếp hàng chờ mua takoyaki





Thưởng thức thôi nào!!


Nguồn: www.mrslinskitchen.com




10 comments:

  1. Xét nghiệm máu tuy là kỹ thuật không quá phức tạp, tuy nhiên, để đảm bảo độ chính xác, thì cơ sở xét nghiệm phải đảm bảo các điều kiện về máy móc, cơ sở vật chất cũng như đội ngũ bác sĩ. Vì vậy, khi muốn thực hiện xét nghiệm máu, bệnh nhân nên chọn những địa chỉ uy tín, chất lượng.
    Xét nghiệm máu ở đâu uy tín, chính xác – Đừng bỏ qua Đa khoa Phương Nam

    ReplyDelete

  2. Chi phí xét nghiệm ADN là một rào cản thực sự đối với một số khách hàng. Theo khảo sát, chi phí xét nghiệm dao động khoảng 1.500.000 – 10.000.000 đồng đối với xét nghiệm huyết thống giữa 2 cá thể và phụ thu 1.000.000 – 5.000.000 đồng nếu thêm người thứ 3.
    Xét nghiệm ADN cha con hết bao nhiêu tiền?

    ReplyDelete
  3. Phòng khám nha khoa ở Đà Lạt – Đa khoa Phương Nam được thành lập vào 2019, tọa lạc tại số 81, Phan Đình Phùng, phường 1, TP. Đà Lạt. Tuy mới hình thành và phát triển trong khoảng 1 năm gần đây, đến nay Nha khoa Phương Nam tự hào là một trung tâm nha khoa kỹ thuật cao và địa chỉ uy tín cho khách hàng trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ tại Đà Lạt..>>> Khám nha khoa uy tín ở đâu ?

    ReplyDelete
  4. Để có được món ngon chúng các đầu bếp thường sử dụng những công thức bí truyền. Và không thể thiếu những gia vị đặc trưng. Các bạn có thể tham khảo thêm:
    Cách Bảo Quản Thực Phẩm
    Cách Rã Đông Thịt Nhanh
    Cách Phân Biệt Thịt Lợn

    ReplyDelete