Meanings of days of the week

Tôi cảm thấy một tuần chỉ có 7 ngày là quá ít!! Tại sao lại chỉ có 7 ngày? Ý nghĩa của tên các ngày trong tuần là gì?
Từ khoảng 5000 năm trước Công nguyên, người Sumerians đã biết tính lịch. Năm 321 sau Công nguyên, người La Mã đã sửa đổi lại và đặt tên các ngày trong tuần theo các vì sao di chuyển dễ nhận thấy trên bầu trời, đặt tên cho những vì sao ấy theo tên các vị thần mà họ thờ phụng. Người Anh khi sử dụng lịch
có sửa đổi, thay thế một số ngày bằng tên của các vị thần của người Norse. Tuy nhiên, con số 7 được chọn, họ chỉ chọn thờ tất cả bảy vị thần chính, ngẫu nhiên trùng hợp với Kinh Thánh khi chỉ ra rằng có đấng sáng tạo có 7 ngày để tạo ra thế giới này. Ở đây, ta sẽ xét ý nghĩa của các ngày trong tuần và sự liên quan với 7 cơ quan nội tạng của con người, 7 màu sắc và 7 kim loại chính theo quan niệm ngày đó.


Và bẩy ngày dương lịch được đặt tên như sau:


1. Sunday (chủ nhật)


Đặt tên theo tên của Mặt trời (Sun), người Hy Lạp gọi là Helios và người La Mã gọi là Solis. Họ là những vị thần của ban ngày.


Chủ nhật được đánh dấu bằng màu vàng (yellow), kim loại vàng (Au) và tượng trưng cho trái tim trong cơ thể.


2. Monday (thứ hai)


Đặt theo tên của Mặt trăng (Moon) người Hy Lạp gọi là Selene và người La Mã gọi là Luna.


Thứ hai còn đặc trưng bởi màu xanh da trời (blue), kim loại bạc (Ag) và tượng trưng cho bộ não trong cơ thể.


3. Tuesday (thứ ba)


Đặt theo tên của sao Hỏa (Mars) tượng trưng cho thần Ares của người Hy Lạp và thần Martis của người La Mã. Ngày này đặt theo tên của thần chiến tranh, trong tiếng Anh cổ gọi là tiwesdæg "Tiw's (Tiu's) day" với Tiu (Twia) là tên của người Anh cổ đặt cho thần chiến tranh và bầu trời (Norse god Tyr).


Thứ ba tượng trưng bởi màu đỏ (red), túi mật trong cơ thể, kim loại sắt (Fe). 




4. Wednesday (thứ tư)


Còn gọi là Woden’s day theo nghĩa tiếng Anh cổ. Woden (Woden là từ ghép của wod "violently insane" và -en "headship") là tên một thủ lĩnh của bộ tộc Wild Hunt, tên là Odin thánh của người Norse, được coi là vị thánh tối thượng của người Anglo-Saxon và người Teutonic. Người Hi Lạp coi đây là ngày của thần Hermes, và người La Mã coi là ngày của thần Mercury. Đây là những vị thần của sự thông thái.


Thứ tư tượng trưng bởi màu xanh lá cây (green), kim loại thủy ngân (Hg) và phổi trong cơ thể.


5. Thursday (thứ năm)


Đọc trại từ Thor’s day. Thor là thần sấm, người Hi Lạp thờ thần Zeus, và người La Mã thờ thần Jupiter - họ đều được coi là những vị thần tối cao trong tín ngưỡng của người châu Âu cổ.


Thứ năm được nhận dạng bởi màu trắng, gan trong cơ thể, kim loại thiếc (Sn).


6. Friday (thứ sáu)


Người Anh cổ gọi là “Freya’s day”. Freya (Fria) là vị thần của người Teutonic tượng trưng cho sắc đẹp, tình yêu, sinh sản – là thủ lĩnh bộ tộc Valkyries, một trong các vị thánh của người Norse. Với cùng ý nghĩa, người Hy Lạp thờ thần Aphrodite và người La Mã thờ thần Veneris – là các nữ thần tình yêu.


Thứ sáu được đặt cho sao Vệ nữ (Venus). Thứ sáu tượng trưng bởi màu da cam (orange), lá lách và kim loại chì (Pb).


7. Saturday


Đặt tên cho sao Saturn – sao Thổ, tượng trưng cho thần Kronos trong tín ngưỡng Hy Lạp và Titan trong tín ngưỡng La Mã (là các vị thần nông). Đây được coi là những vị thần cai trị trái đất trong thuở sơ khai, thời con người sống yên bình, hòa thuận.


Thứ bảy tương đương với màu tím (violet), kim loại chì (Pb) và lá lách (spleen).



Thật không may, chúng ta không có mười ngày trong tuần. Bởi tôi muốn có thêm một ngày để nghỉ ngơi, một ngày để đi chơi và một ngày để mua sắm. Như vậy mỗi tháng ta sẽ chỉ phải làm việc 3 tuần. Làm ít và nghỉ dài hơn. Liệu có quá muộn khi đưa ra ý tưởng này không nhỉ??


1 comment:

  1. Инстраграмм остается самой популярной на данный момент площадкой для продвижения собственного бизнеса. Но, как показывает практика, люди еще чаще подписываются на профили в которых уже достаточное количество подписчиков. Если заниматься продвижение своими силами, потратить на это можно очень много времени, потому гораздо лучше обратиться к спецам из Krutiminst.ru подробнее http://s361629370.online.de/?attachment_id=132

    ReplyDelete