Cho trẻ em dùng điện thoại, dí sát tai và điện thoại, đi đi lại lại khi nói chuyện, chui vào góc nhà... là những thói quen xấu không nên có khi sử dụng điện thoại.
Khi sử dụng, điện thoại di động sẽ nhận và phát tín hiệu thông qua sóng điện từ cao tần. Sóng bức xạ của điện thoại di động không những gây tổn hại cho thần kinh, máu, hệ thống miễn dịch và mắt của chúng ta, mà còn ảnh hưởng tới hệ sinh dục và sự trưởng thành phôi thai. Vì vậy, sử dụng điện thoại di động một cách đúng đắn là điều cực kỳ quan trọng.
Khi sử dụng, điện thoại di động sẽ nhận và phát tín hiệu thông qua sóng điện từ cao tần. Sóng bức xạ của điện thoại di động không những gây tổn hại cho thần kinh, máu, hệ thống miễn dịch và mắt của chúng ta, mà còn ảnh hưởng tới hệ sinh dục và sự trưởng thành phôi thai. Vì vậy, sử dụng điện thoại di động một cách đúng đắn là điều cực kỳ quan trọng.
Nhưng trong cuộc
sống hàng ngày, nhiều người vẫn có một số sai lầm khi sử dụng điện
thoại di động, làm tăng thêm tác hại của nó đối với con người.
1. Đeo điện thoại di động trước ngực hoặc eo lưng, túi quần
Khoảng cách giữa
điện thoại di động và cơ thể sẽ quyết định mức độ hấp thu sóng bức
xạ. Vì vậy, người sử dụng và điện thoại di động cần phải giữ một
khoảng cách nhất định. Chuyên gia y học chỉ rõ, đối với những người
mắc các loại bệnh về tim mạch, không nên đeo điện thoại di động trước
ngực. Ngoài ra, nếu thường xuyên đeo điện thoại di động ở phần eo
hoặc phần bụng, có thể sẽ ảnh hưởng tới chức năng sinh dục. Các
nghiên cứu cho biết, nếu cho điện thoại di động trong túi quần là bạn đã tự hủy
diệt khoảng 30% lượng tinh trùng của chính mình.
Biện pháp khá an
toàn là để điện thoại di động trong túi xách, có thể để ở ngăn
ngoài của túi, để đảm bảo bắt được tín hiệu tốt.
2. Nghe điện thoại một bên tai trong thời gian dài
Khi chờ kết nối,
sóng bức xạ sẽ tăng lên rõ rệt. Các nghiên cứu chứng tỏ, bị tác
động bởi sóng bức xạ điện thoại di động liên tục trong thời gian dài
có thể gây ảnh hưởng đến não.
Lúc đó, bạn nên
để điện thoại di động cách xa não bộ, cứ cách khoảng 5 giây mới lại
nhận nghe. Chuyên gia đề nghị, không nên nghe điện thoại di động quá
lâu, có thể sử dụng điện thoại cố định hoặc tai nghe. Nếu buộc phải
nói chuyện trực tiếp bằng điện thoại di động trong thời gian dài,
thì nên cách từ 1-2 phút đổi bên tai nghe một lần.
3. Để điện thoại trên giường ngủ
Điện thoại gây mất
ngủ. Điện thoại, máy tính bảng, ti vi và những thiết bị khác có màn hình LED…
phát ra thứ gọi là ánh sáng xanh. Một số nghiên cứu cho thấy thứ ánh sáng này
có thể ức chế việc sản xuất hormone melatonin gây ngủ và phá vỡ nhịp sinh học của
chúng ta. Các nhà khoa học lý giải có thể ánh sáng màu xanh có bước sóng giống
ánh sáng ban ngày nên cơ thể bị đánh lừa, nghĩ bất cứ thời điểm nào cũng là ban
ngày.
Thực tế, điện thoại
di động phát ra lượng nhỏ bức xạ điện ở mức độ có thể kiểm soát được. Năm 2011,
Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo việc sử dụng điện thoại thường xuyên sẽ sản sinh
chất gây ung thư ở người, đặc biệt trẻ em có da đầu và hộp sọ mỏng hơn người lớn,
dễ bị ảnh hưởng bức xạ hơn. Nếu bạn muốn tránh nguy cơ bị ung thư, đừng nên để
điện thoại trên đầu khi đi ngủ, đặc biệt điện thoại đang sạc, bởi khi sạc, điện
thoại phát ra lượng bức xạ lớn hơn, đồng thời có nguy cơ cháy nổ do bạn không
kiểm soát được hành vi của mình khi ngủ.
Nếu bạn cần sử dụng điện thoại làm đồng hồ báo thức, tốt nhất nên để ở Flight mode.
4. Sử dụng điện thoại di động khi lái xe
Khi lái xe, không
nên nghe điện thoại di động vì sẽ khiến người lái xe mất tập trung,
gây mất an toàn giao thông. Nếu cần thiết phải sử dụng thì nên đeo tai
nghe.
5. Gọi các cuộc điện thoại “bí mật”
Đối với các cuộc
gọi có nội dung bí mật riêng tư, nhiều người thích đứng ở góc nhà
nghe điện thoại. Nhưng thông thường, tín hiệu điện thoại ở góc nhà
khá kém, vì vậy, sẽ khiến sóng bức xạ của điện thoại di động tăng
lên ở mức độ nhất định. Cũng nguyên lý như vậy, ở những nơi kín như
trong thang máy v.v, bạn cũng phải cẩn thận khi sử dụng điện thoại di
động.
6. Tín hiệu càng kém, càng để sát điện thoại vào tai
Khi tín hiệu của điện thoại di
động bị kém đi, nhiều người theo bản năng sẽ càng để điện thoại sát
vào tai. Nhưng theo nguyên lý của điện thoại di động, trong tình huống
tín hiệu kém, điện thoại di động sẽ tự động tăng tần suất phát
sóng điện từ, khiến sóng bức xạ tăng rõ rệt. Nếu lúc đó để điện
thoại di động sát tai quá, thì lượng bức xạ ảnh hưởng đến não bộ
sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
7. Đi đi lại lại liên tục
Một số người có
thói quen đi đi lại lại khi gọi điện thoại, nhưng lại không biết rằng
di chuyển liên tục như vậy sẽ khiến việc bắt tín hiệu không ổn định,
lúc mạnh lúc yếu. Từ đó gây ra tần suất phát sóng cao không cần
thiết trong thời gian ngắn.
8. Cho trẻ em sử dụng điện thoại
Màn hình điện thoại
nhỏ sẽ khiến trẻn phải căng mắt ra sử dụng, trẻ em thường không ý thức được cần
giữ gìn khi không dùng điện thoại nên sẽ gây ra nguy cơ lớn về suy giảm thị lực.
Ngoài ra, sử dụng điện
thoại có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch của trẻ nhiều hơn so với người lớn.
Những bộ phận trên điện thoại mà bạn thường xuyên chạm tay vào có thể là nơi
nuôi dưỡng rất nhiều loại vi khuẩn. Thậm chí, các chất nhờn, dầu mỡ, bụi bặm mà
bạn thấy trên điện thoại di động của mình sau khi sử dụng một ngày có thể chứa
nhiều vi khuẩn gây bệnh hơn là những gì bạn tìm thấy trên một chiếc bồn cầu.
Và hãy nhớ rằng, trẻ
con nhạy cảm hơn với các bức xạ phát ra từ ĐTDĐ. Hộp sọ của trẻ thường mỏng hơn
và bộ não đang phát triển. Vì chúng đang phát triển, các tế bào phân chia với tỉ
lệ nhanh hơn, điều này có nghĩa rằng, ảnh hưởng của bức xạ có thể dẫn tới hậu
quả nghiêm trọng hơn nhiều.
Chúc bạn sử dụng điện
thoại hiệu quả, đúng cách!
Bài viết rất hay. các bạn có thể tham khảo thêm tại đây
ReplyDeleteQuán Ăn Vặt Ở Vinh
Ăn Vặt Ở Vinh
Món Ăn Ngon Ở Vinh
Khi đói bụng nên ăn gì
Đói Bụng Có Nên Ăn Sữa Chua
Cách làm Tré Trộn Tại Nhà